Cao Atiso từ lâu đã được biết đến là một trong những loại thảo dược hỗ trợ rất tốt cho gan, giúp giải độc gan và làm mát gan. Ngoài ra atiso còn có một số chức năng như giúp giảm cholesterol trong máu, giúp tiêu hóa tốt và còn có một số công dụng giúp hỗ trợ điều trị về bệnh tiểu đường.
1. Atiso là cây gì? Có bao nhiêu loại atiso?
Atiso (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp artichaut /aʁtiʃo/) (tên khoa học: Cynara scolymus), còn được viết là a-ti-sô, a ti sô, cũng còn được gọi là actiso (ác-ti-sô). Đây là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm.
Những cây atiso được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư: bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha.
Ngày nay, atiso được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ Latinh. Atiso du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tuy nhiên, có rất nhiều người nhầm lẫn giữa các loại atiso với nhau.
Atiso tại Việt Nam có 2 loại: Atiso đỏ (Hibiscus) và Atiso xanh. Hai loại atiso này lại có nhiều sự khác biệt cả về đặc điểm lẫn công dụng dành cho sức khỏe và cách thức sử dụng. Cùng có tên gọi là Atiso nên không ít người khi nghe đến sẽ nghĩ rằng Atiso đỏ và Atiso xanh là hai loại cây cùng họ chỉ khác nhau về sắc màu. Tuy nhiên, thực tế hai giống cây này hoàn toàn khác nhau.
Chỉ tiêu so sánh | Atiso đỏ | Atiso xanh |
Tên gọi | Thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceace), tên khoa học là Hibiscus Sabdariffla Linn, hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như Bụp giấm, Lạc thần, Hồng đài,… | Thuộc họ Cúc (Asteraceae) và có tên khoa học là Cynara Scolymus, hay còn được gọi với cái tên chính là atiso hay actiso. |
Ngoại hình | ![]() | ![]() |
Cây atiso | Cây atiso đỏ là cây thân thảo, thuộc họ Cẩm quỳ có thân màu tím nhạt cao khoảng 1.5 – 2m. Cây phân nhánh nhiều ở gần gốc. | Cây atiso xanh cũng là cây thân thảo, thuộc họ cúc, có chiều cao khoảng hơn 1m – 2m và rất cứng, có phủ lông trắng bên ngoài. |
Lá atiso | Lá atiso đỏ có dạng hình trứng có răng cưa quanh mép | Lá atiso xanh có màu xanh, to, dài và mọc so le, ở mặt dưới có lông, mặt trên có màu xanh lục. |
Hoa atiso | Hoa atiso đỏ có màu đỏ mọc đơn ở nách, có cuống rất ngắn và có lông thô bao quanh bên ngoài | Hoa atiso xanh có hình dạng to, chỉ mọc ở đầu ngọn cây, có nhiều cánh nhỏ bên ngoài mọc so le nhau (được gọi là lá bác với đặc điểm khá to, dày, ngọn, cứng) và tạo thành búp hoa. Búp hoa Atiso xanh có màu xanh lục, xen lẫn màu tim tím, trên bề mặt búp hoa có lông to mềm |
Khu vực trồng | Atiso đỏ phù hợp với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, được trồng nhiều ở các khu vực như Hà Tây, Thái Nguyên, Sơn La, Sapa, Lâm Đồng,…. Đặc biệt là ở khu vực Đà Lạt và Sapa đều có khả năng trồng được cả hai cây này. | Atiso xanh là giống cây phù hợp với khí hậu ôn đới mát mẻ. Vùng trồng atiso xanh lớn nhất nước ta là ở Đà Lạt. Các nhà khoa học đã đánh giá hoa Atiso của vùng Đà Lạt có chứa hàm lượng vitamin cùng các dưỡng chất cao hơn hẳn các vùng khác |
Hương vị | Atiso đỏ có vị ngọt hoặc chua nhẹ, thường dùng trong thực phẩm. | Atiso xanh có vị đắng, thường dùng làm nguyên liệu dược liệu. |
Công dụng | Cả hai loại atiso đỏ và atiso xanh đều có những công dụng tương tự nhau. Ngoài công dụng chính là tốt cho gan (giải độc, mát gan), một số công dụng khác còn được ghi nhận là chống oxy hóa, cải tạo và làm đẹp gia, giảm Cholesterol xấu, phòng ngừa ung thư, … | |
Ứng dụng | Atiso đỏ được sử dụng để pha trà, làm nước siro, mứt, làm món ăn (nấu canh chua, nấu lẩu, hầm xương, …), đặc biệt là làm rượu vang Hibiscus (rượu atiso đỏ),… | Atiso xanh cũng có thể sử dụng được tất cả các bộ phận để chế biến thành thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc sức khỏe như: trà Atiso túi lọc, cao Atiso (cao khô atiso, cao lỏng atiso, dịch chiết atiso), … |
So sánh hai loại Atiso đỏ và Atiso xanh
Trong Atiso có chứa cực kỳ nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho cơ thể. Các hoạt chất trong atiso xanh có tỉ lệ cao hơn atiso đỏ rất nhiều, chính vì thế các chiết xuất atiso xanh thường có giá thành cao hơn atiso đỏ hơn rất nhiều và atiso xanh cũng được ứng dụng để làm nguyên liệu dược.
2. Giới thiệu chung về Cao Atiso (Artichoke extract)
Cao Atiso (Artichoke extract) được chiết xuất từ các thành phần của cây Atiso xanh (Cynara scolymus L.), họ Cúc (Asteraceae) theo phương pháp thích hợp. Từ những cây Atiso tươi, sạch, qua quá trình sơ chế sẽ được đem đi chế biến thành cao.
Quá trình bao gồm việc chưng cất atiso bằng nhiệt độ cao, trong khoảng thời gian dài đến khi thu được sản phẩm với dạng chất lỏng. Cuối cùng, sẽ cô đặc chất lỏng đó bằng cách cô chân không. Sử dụng phương pháp này cho đến khi thu được cao đặc với hàm lượng nước đạt yêu cầu. Từ đó, thu được thành phẩm cuối cùng là Cao Atiso.
Cảm quan:
- Cao khô atiso dạng bột mịn màu nâu, khô tơi, thơm mùi đặc trưng.
- Cao đặc atiso có thể chất mềm, đồng nhất, màu nâu sẫm, đặc sệt, mùi thơm đặc trưng, vị hơi đắng và mặn chát.
- Cao lỏng atiso có dạng dịch lỏng, màu nâu sẫm, mùi thơm đặc trưng.
![]() Cao khô atiso (dạng bột mịn) | ![]() Cao đặc atiso (dạng đặc sệt) | ![]() Cao lỏng atiso (dạng dịch lỏng) |
Hoạt chất: Ngoài Cynarine (thành phần quan trọng tạo ra tác dụng có ích của cao atiso), còn có các hoạt chất sau: Tanin, Inulin, Inulinaza, Flavonoid, các muối khoáng, các yếu tố vi lượng,…
2. Thành phần chính của cao atiso
Trong Cây Atiso đặc biệt là ở lá Atiso có hoạt chất đắng gọi là hoạt chất Cynarin. Đó là một loại chất kết tinh, nó thường phức hợp với chất Calcium, Magnesium, Kalium, Natrium, có công thức hóa học C25H24012. Trong đó H20 mang hai phân tử Acid cafeic và một phân tử Acid Quinic.
Cynarin chứa trong lá atiso nhiều nhất, và là yếu tố quan trọng tạo nên những Công Dụng chính cho gan của Cao Atiso. Cynarin giúp bộ phận gan có tăng cường các chức năng Gan như bảo vệ gan, nuôi dưỡng gan, tái tạo gan…
Những thử nghiệm lâm sàng, sử dụng chiết xuất từ lá Atiso với lượng Cynarin được tiêu chuẩn hóa, thử nghiệm đã được tiến hành trên 143 bệnh nhân có lượng cholesterol cao, kết quả điều trị sau 6 tuần tổng lượng cholesterol đã giảm 10-15%, bên cạnh đó lượng Lipoprotein ( chất có hại cho sức khỏe) giảm đi, lượng Lipoprotein ( HDL) có lợi cho sức khỏe lại tăng lên.
3. Tác dụng dược lý
Các nhà khoa học Pháp, Liên Xô cũ, Nhật và Thụy Sĩ đã chứng minh các tác dụng của atisô:
- Tiêm tĩnh mạch dung dịch atiso sau 2 – 3 giờ lượng mật bài tiết gấp 4 lần.
- Cho uống hoặc tiêm dung dịch atiso làm hạ cholesterol và urê trong máu. Tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê trong nước tiểu.
- Hoa atiso có tác dụng giảm viêm, hạ cholesterol trong máu.
- Atiso không độc.
- Artichol tiêm và viên uống là sản phẩm tinh chế của atiso. Sau 30 năm có mặt trên thị trường Pháp, nay kiểm tra lại tác dụng dược lý và lâm sàng thấy không có tác dụng như dung dịch toàn phần atiso đã thử nghiệm trước. (Vì vậy Pháp đã ngừng sản xuất Artichol).
4. Công dụng của cao atiso
4.1. Tác dụng của cao atiso lên con người
Các công dụng cụ thể của cao atiso đã được nghiên cứu và chứng minh. Các tác dụng của cao atiso có thể kể đến như sau:
- Hỗ trợ hạ huyết áp, giảm cholesterol trong máu.
- Bổ sung vitamin đặc biệt là vitamin A, C, D, E… Giàu các chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa da, trẻ hóa cơ thể.
- Hỗ trợ giảm cân, giải tỏa stress, tăng cường trí nhớ, tăng khả năng tập trung.
- Giảm nguy cơ ung thư, các bệnh về tim mạch, tăng cường chức năng của gan.
- Hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, chống táo bón.
- Nâng cao khả năng miễn dịch nhờ hàm lượng vitamin C cao.
- Giúp làm tăng chức năng gan, làm mát gan, giúp gan đào thải chất độc tốt hơn.
- Đặc biệt là phòng chống các loại bệnh như: gan nhiễm mỡ, xơ gan, ung thư gan,…
- Các sản phẩm từ Atiso giúp kích thích sự điều tiết, lưu thông tuyến mật.
- Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
- Làm giảm các triệu chứng buồn nôn.
- Làm giảm hàm lượng Cholesterol xấu, giảm khả năng mắc các bệnh liên quan tới tim mạch.
- Atiso có công dụng cải tạo và làm đẹp làn da.
- Chống lại được quá trình oxy hóa của cơ thể, giúp cơ thể và làn da tươi trẻ lâu hơn, tràn đầy sức sống.
- Bổ sung hàm lượng chất xơ lớn cho cơ thể.
- Phòng ngừa được quá trình hình thành khối u ung thư.
- Ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch.
4.2. Ứng dụng cao atiso trong chăn nuôi
4.2.1. Cao atiso trong chăn nuôi thủy sản (atiso nuôi tôm, nuôi cá)
Cao atiso được các chuyên gia về thủy sản nhận định là mang đến rất nhiều lợi ích cho gan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các hợp chất có trong cao atiso, điển hình như là cinarin và silymarin được xem là hai chất chống oxy hóa cao, có tác dụng rất mạnh trong việc hỗ trợ gan, giúp mát gan và tăng khả năng giải độc gan.
Cao atiso đã được ứng dụng trong nuôi tôm, cá. Cao atiso có tác dụng rất tốt trong việc phòng và trị bệnh teo gan, sưng gan, gan không đổi màu, hỗ trợ phục hồi chức năng gan, làm lành vết loét trong gan, đào thải độc tố hay khoáng sinh tồn lưu. Bên cạnh đó, cao atiso còn bổ sung rất nhiều khoáng chất thiết yếu giúp tôm mau lớn, khỏe mạnh, hạn chế được các bệnh gan tụy cấp.
Cao atiso dùng cho nuôi tôm thường được dùng ở dạng cao lỏng atiso, có thể trộn cho tôm cá ăn hoặc tạt trực tiếp xuống ao để tôm cá hấp thụ qua mang. Liều dùng và cách dùng tham khảo:
- Sử dụng định kỳ giúp gan tôm chuyển hóa và đào thái các chất độc giúp tôm chuyển hóa tốt thức ăn: Trộn 3-5 ml/1kg thức ăn. Cho ăn 2 lần/ngày và sử dụng suốt vụ nuôi.
- Trong trường hợp gan tôm xấu, có dấu hiệu như vàng gan, sưng gan,…: trộn 5-10ml/kg thức ăn. Cho ăn 3 lần/ngày và sử dụng đến khi gan có dấu hiệu tốt trở lại.
- Khi tôm dùng kháng sinh dài ngày: Trộn 10ml/1kg thức ăn, 1-2 lần trên ngày, dùng liên tục 4 ngày
Sản phẩm sẽ có hiệu quả cao đối với những ao đường ruột tôm đẹp. Lưu ý là sau khi trộn với thức ăn để khô ráo rồi mới cho tôm sử dụng.
4.2.2. Cao atiso trong chăn nuôi gia súc – gia cầm
Cao Atiso mang đến nhiều tác dụng trên vật nuôi, đặc biệt trong chăn nuôi gia cầm:
- Hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh về gan, thận ở vật nuôi nhờ có chất cynarin. Cũng nhờ chất này, gan được bảo vệ, nuôi dưỡng và tái tạo từ đó giúp tăng sức khỏe vật nuôi.
- Giúp hệ tiêu hóa ở vật nuôi được hoạt động tốt hơn bởi khả năng chữa trị các bệnh thuộc về đường tiêu hóa, đồng thời còn hạn chế quá trình tạo sỏi ở đường tiết niệu gia cầm.
- Nhờ hợp chất Flavonoid là những chất oxi hóa chậm mà Cao Atiso có chức năng ngăn chặn quá trình oxi hóa các góc tự do đồng nghĩa với việc hạn chế và bảo vệ vật nuôi khỏi các biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, sự lão hóa vật nuôi,…
Có nhiều cách để bổ sung Cao Atiso vào khẩu phần ăn của vật nuôi. Sau đây sẽ là một số ứng dụng khi sử dụng atiso trên vật nuôi:
- Sử dụng atiso trong thức ăn vật nuôi: bạn có thể sử dụng Atiso hoặc Cao Atiso trong khẩu phần ăn của vật nuôi bằng cách trộn thức ăn cùng với Cao Atiso hoặc cũng có thể dùng atiso tự nhiên sau đó sơ chế bằng cách cắt nhỏ rồi cho vật nuôi ăn như bình thường. Đây là ứng dụng đơn giản nhất, bạn có thể thực hiện cho đàn gia cầm của mình.
- Sử dụng atiso làm phụ gia: Chất phụ gia atiso cũng là một trong những ứng dụng từ Cao Atiso mà bạn có thể sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn vật nuôi. Các chiết xuất phụ gia này thường có dạng cao lỏng nên bạn có thể dễ dàng sử dụng để bổ sung cùng thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi.
- Sử dụng các chế phẩm từ atiso: trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chăm sóc sức khỏe vật nuôi có Cao Atiso. Bạn có thể sử dụng bổ sung các sản phẩm này cho gia cầm để hỗ trợ quá các quá trình đào thải độc tố, cải thiện chất lượng vật nuôi, tránh để vật nuôi bị ảnh hưởng quá nhiều bởi kháng sinh.
5. Ưu điểm của Cao Atiso (Artichoke extract) Thiên Tuế
- Hàm lượng hoạt chất cynarin cao, được chiết xuất chủ yếu từ lá atiso.
- Được sản xuất tại Nhà máy chiết xuất cao Dược liệu Công nghệ cao IMC Quang Minh với dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, hoạt động đồng bộ từ khâu kiểm tra chất lượng, công nghệ sản xuất, nhà kho, nhà xưởng… tuân thủ nguyên tắc GMP Đông Dược.
- Sản phẩm được Kiểm nghiệm, phân tích chất lượng tại Trung tâm Kiểm nghiệm – Viện thực phẩm chức năng Việt Nam.
6. Lưu ý khi sử dụng cao atiso
6.1. Một số tác dụng phụ khi dùng cao atiso
Atiso được biết đến là một trong những loại thực phẩm được nhiều gia đình sử dụng và gây ra rất ít các tác dụng phụ. Theo đó, một số những tác dụng phụ của Atiso đó là gây đói, khiến cho người sử dụng cảm thấy yếu sức. Nhưng người bệnh cũng có cảm giác tăng nhu cầu thèm ăn.
Hoặc trong một số trường hợp, người sử dụng cũng có thể bị dị ứng với Atiso. Đối với những người bị dị ứng hóa Atiso cũng sẽ dị ứng với cây hoa cúc và một số loại câu khác thuộc họ cúc.
Tuy nhiên, không phải đối tượng nào khi dùng Atiso cũng gặp phải những tác dụng phụ ở trên. Do đó, nếu như bạn gặp bất kỳ thắc mắc gì về những tác dụng phụ, khi đó hãy quay lại trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn trước khi sử dụng.
6.2. Những lưu ý quan trọng khi dùng Atiso
Mọi người lưu ý cần phải tiến hành kiểm tra lượng Cholesterol thường xuyên nếu như bạn đang sử dụng hoa Atiso trong một thời gian dài nhằm điều trị bệnh mỡ trong máu. Đồng thời các bạn cũng nên áp dụng một chế độ ăn uống hạn chế dung nạp thêm chất béo.
Trong trường hợp dùng Atiso ở dạng chiết xuất hoặc ngâm trà, các bạn cần phải pha ra với một ít nước.
Các quy định đối với Atiso ít nghiêm ngặt hơn so với quy định của tân dược. Cần phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn nhằm để xác định được mức độ an toàn của loại thuốc này. Những lợi ích khi dùng Atiso cần phải được cân nhắc về những nguy cơ có thể xảy ra trước khi sử dụng. Mọi người cần phải tham khảo ý kiến của các vị thầy thuốc, hoặc phía các bác sĩ trước khi có ý định dùng Atiso để điều trị bệnh
7. Mua cao atiso ở đâu uy tín
Công Ty Thiên Tuế chiết rót cao lỏng Atiso làm mẫu gởi cho đối tác, khách hàng
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế tự hào là đơn vị phân phối sản phẩm cao atiso cực kì chất lượng, với đầy đủ hồ sơ và giấy tờ chứng minh nguồn gốc sản phẩm cũng như là kiểm định hoạt chất. Sản phẩm cao atiso được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Sản phẩm có quy cách:
- Đối với cao khô atiso (dạng bột mịn): đóng thùng carton, 11kg/thùng hoặc túi 1kg.
- Đối với cao đặc atiso (dạng đặc, sệt): đóng thùng nhựa, 20kg/thùng hoặc túi 1kg.
- Đối với cao lỏng atiso (dạng dịch lỏng): đóng thùng nhựa, 15kg/thùng hoặc chai 1 lít.
Thông tin chi tiết hoặc nhận báo giá, quý khách vui lòng liên hệ:
Hotline/Zalo: 08888 3 15 17
Email: thientue.net.vn@gmail.com
Dược phẩm Thiên Tuế
- Hợp tác chân thành -

Nguyên liệu sản xuất
Thực phẩm chức năng
Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại TPCN như thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, ...

Nguyên liệu sản xuất
Mỹ phẩm
Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại mỹ phẩm như kem dưỡng, son, phấn, dầu gội, chăm sóc, ...

Nguyên liệu sản xuất
Thực phẩm
Danh mục nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các loại thực phẩm như bánh, kẹo, mì gói, nước ngọt, đồ uống, ...
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế
THIENTUE PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY
Xin chào quý khách! Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Thiên Tuế (Thientue Pharma JSC) tự hào là đơn vị cung cấp nguyên liệu dược liệu cho sản xuất dược, nguyên liệu cho sản xuất thực phẩm chức năng, nguyên liệu cho sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm và nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho sản xuất thuốc thủy sản hàng đầu Việt Nam.
Thiên Tuế xin gửi tới Quý khách hàng lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe, may mắn và thành công. Chúng tôi rất mong nhận được sự hài lòng từ quý khách hàng.
Xin cám ơn quý khách!
Điều đặc biệt từ Thiên Tuế
Nguyên liệu có chứng minh lâm sàng
Tập hợp danh mục các nguyên liệu đặc biệt, đã được chứng minh lâm sàn bởi các cơ sở uy tín cấp quốc gia.
Tập hợp danh mục các nguyên liệu được phân phối độc quyền bởi công ty Thiên Tuế.
Giá nguyên liệu sẽ được cập nhật hàng ngày. Để lại thông tin để lấy toàn bộ bảng giá mới nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.